NHỮNG ĐIỀU KIÊNG KỴ TẠI HÀN QUỐC
Những điều kiêng kỵ cũng là một nét văn hóa, nó thể hiện những cái nhìn nhận, quan niệm của người dân về đời sống ở đất nước đó. Hàn Quốc cũng không ngoại lệ
Mỗi đất nước đều có những nét văn hóa riêng biệt. Những điều kiêng kỵ cũng là một nét văn hóa, nó thể hiện những cái nhìn nhận, quan niệm của người dân về đời sống ở đất nước đó. Hàn Quốc cũng không ngoại lệ, và việc “Nhập gia tùy tục” là điều vô cùng cần thiết khi đến sinh sống ở một đất nước khác. Hãy cùng Toàn Cầu Xanh tìm hiểu những điều gì cấm kỵ ở Hàn Quốc nhé!
1. Số 4
Ở Hàn, trong nhiều tòa nhà, thang máy có số 3, số 5 nhưng lại không hề có số 4. Thật vậy, con số 4 luôn được coi là số cần kiêng kỵ và nên tránh sử dụng ở đất nước này bởi vì họ cho rằng nó sẽ mang lại vận xui. Nguyên nhân cho câu chuyện này bắt nguồn từ quan niệm xa xưa. Trong tiếng Hàn, số 4 có phát âm gần giống như từ “chết”. Do vậy, người ta quan niệm rằng con số này sẽ mang đến cho những người nhắc đến nó nhiều điềm xui xẻo. Người Hàn Quốc thậm chí còn xa lánh cả bội số 4 và những số kết hợp với nó như 14, 44, 444,… Theo quan niệm của họ thì những con số này mang lại vận xui gấp bội lần con số 4 đơn lẻ.

Do những ý nghĩa không mấy tốt đẹp khi nhắc đến số 4 nên người Hàn Quốc đã nghĩ ra rất nhiều phương pháp khác nhau để tránh con số này. Chẳng hạn như, trong thang máy, người ta thay thế số của tầng 4 bằng 3A, 3F… hoặc bằng chữ “F” (Four – số 4 trong tiếng Anh). Còn ở các tòa nhà công cộng, phòng tang lễ hay bệnh viện… thì thường bỏ qua tầng số 4, phòng số 4.
2. Không ghi tên người bằng mực đỏ
Ở Hàn, khi có người nào đó qua đời, người nhà trong gia đình thường dùng mực đỏ ghi với niềm tin rằng hành động đó sẽ xua đuổi tà ma. Với người đang sống, việc ghi tên bằng mực đỏ chính là mang ý nghĩa trái ngược lại. Do đó, người Hàn luôn tránh dùng mực đỏ để ghi tên người sống, chỉ trừ trường hợp dùng mộc hay con dấu để tránh bị coi là nguyền rủa người khác. Không chỉ ở Hàn, đây là điều tối kỵ ở hầu hết các quốc gia khác ở Châu Á.

Xem thêm: Visa thẳng Du học Hàn Quốc là gì và làm gì để xin visa thẳng
Bên cạnh quan niệm ấy, trong thực tế cuộc sống hằng ngày hiện nay, mực đỏ cũng thường liên quan đến các yếu tố không mấy tích cực. Bút đỏ thường dùng để sửa lỗi sai, nên nếu dùng trong các trường hợp khác sẽ tạo cảm giác khó chịu, không được tôn trọng đối với người khác.
3. Cắm đũa vào bát cơm
Cắm muỗng đũa vào giữa bát cơm là một trong những điều cấm kỵ tại Hàn. Bởi vì hành động này giống như việc cúng bái người đã mất. Muỗng khi để bàn thì cũng không nên để úp mà phải luôn lật ngửa lên. Ngoài ra, dùng muỗng đũa trong bữa ăn cũng cần phải cẩn thận để tránh gây ra tiếng động khi va vào bát.

4. Huýt sáo vào ban đêm
Người Hàn luôn cho rằng khi huýt sáo vào đêm như lời triệu hồi những linh hồn tà ác, khi đó những ma quỷ sẽ tìm đến bạn. Mang đến những điều xui rủi, không mấy tốt đẹp. Do vậy, khi đêm đến, khi đang đi trên đường hoặc ở nhà, người Hàn Quốc luôn tránh không huýt sáo.

5. Rời bàn ăn trước người lớn
Những người lớn tuổi luôn được đặc biệt coi trọng trong văn hóa Hàn Quốc. Do đó, trong bữa ăn, bạn nên biết mình ăn uống nhanh chậm như thế nào. Vì bạn sẽ bị coi là thiếu lễ độ nếu ăn quá nhanh và rời khỏi bàn ăn trước mặt những người lớn tuổi. Trong trường hợp bạn đã ăn xong, hay xếp gọn đũa và ngồi tại bạn chờ trong lúc những người khác ăn xong.

6. Đùa giỡn trên tàu điện ngầm
Một trong những phương tiện công cộng phổ nhất ở Hàn là tàu điện ngầm. Vì vậy, nếu bạn nói chuyện quá to hoặc gọi điện thoại lâu thì khả năng cao mọi người xung quanh sẽ nhìn bạn một cách không thiện cảm. Hơn nữa, những hàng ghế đầu thường cấm nói chuyện riêng, vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến tài xế lái xe, khiến họ dễ bị phân tâm và không tập trung vào lái xe được. Đặc biệt là, bạn cần phải có văn hóa xếp hàng ở mọi lúc, mọi nơi và không nhìn nhìn chằm chằm và chỉ trỏ vào những người xung quanh.

Xem thêm: Chaebol là gì? Top các Chaebol hiện nay tại Hàn Quốc
7. Không để miệng chai chạm ly
Trong bất kỳ trường hợp nào, khi uống rượu cũng tuyệt đối k được để miệng ly chạm thành ly. Bởi vì đó là hành động được sử dụng khi cúng rượu cho người đã khuất. Hơn nữa, không được tự rót rượu cho mình mà chỉ rót cho người khác. Phải xem người khác đã uống hết hay chưa và chỉ được rót khi ly đã cạn.

—————————
Thông tin liên hệ:
Học viện Toàn Cầu Xanh – Du Học Toàn Cầu, Kiến Tạo Tương Lai.
Địa chỉ: Tầng 9 Tòa nhà HUD, số 159 Điện Biên Phủ, Phường 15, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.
Hotline: 028 6277 1979
Website: toancauxanh.edu.vn