NHỮNG BIỂU TƯỢNG TƯỢNG TRƯNG CHO SỰ MAY MẮN Ở HÀN QUỐC
Hàn Quốc, một đất nước có vô vàn những nét văn hóa đặc sắc, biểu tượng với ý nghĩa tượng trưng cho sự may mắn vô cùng phòng phú đa dạng
Mỗi quốc gia trên thế giới đều có những biểu tượng, kí hiệu, hình ảnh thể hiện sự may mắn, cầu chúc cho mọi người sự bình an, tốt lành. Và với Hàn Quốc, một đất nước có vô vàn những nét văn hóa đặc sắc, biểu tượng với ý nghĩa tượng trưng cho sự may mắn vô cùng phòng phú đa dạng, chúng luôn tồn tại và in đậm trong tiềm thức của mỗi người dân. Đó có thể là một hành động, ký hiệu, con số, con vật, hay bất kì đồ vật nào của người dân Hàn. Trong bài viết này, Toàn Cầu Xanh sẽ tổng hợp và chia sẻ đến bạn Top 9 biểu tượng may mắn của Hàn Quốc.
1. Ngón tay chéo
Ở xứ sở Kim Chi, hai ngón tay chéo nhau tượng trưng cho hình ảnh cánh hoa với ý nghĩa là sự may mắn, tốt lành. Từ thời xa xưa, kí hiệu đã trở nên vô cùng phổ biến và được đông đảo người dân sử dụng. Vì thế ngày nay, hình ảnh này còn được các thần tượng, người nổi tiếng sử dụng khi chụp ảnh hoặc giao lưu cùng khán giả.

Đại diện cho những cánh hoa may mắn ở Hàn Quốc là thế, nhưng hình ảnh này lại được xem là khiếm nhã, thiếu văn hóa tại Việt Nam đó. Chính vì vậy, bạn cần phải thận trọng khi sử dụng trong từng hoàn cảnh khác nhau nhé!
2. Kẹo Yeot
Kẹo Yeot, thường được biết là kẹo mạch nha, là một món ngọt được làm từ gạo nếp. Vì loại kẹo này thường khá dính khi ăn nên người Hàn Quốc tin rằng may mắn nên cũng sẽ dính vào người. Các bạn học sinh thường ăn món này trước kỳ thi như một thứ bùa hộ mệnh.

3. Búp bê Daruma
Búp bê Daruma mắt to là hình tượng dân gian trong đời sống văn hóa tín ngưỡng của người dân Nhật Bản. Tương tự xứ sở Phù Tang, Hàn Quốc cũng xem búp bê Daruma là một bùa may mắn, luôn được người dân tin rằng sẽ mang đến cho họ những điều tốt lành, may mắn.

Búp bê Daruma được làm thủ công bằng giấy bồi truyền thống, có hình dạng tròn, rỗng và nặng ở phía dưới qua bàn tay khóe léo các nghệ nhân Nhật Bản. Râu và lông mày của Daruma được vẽ lại trông giống như lông mày trên khuôn mặt của Bồ Đề Đạt Ma, nhà sư Phật giáo huyền thoại. Lông mày được vẽ theo hình cánh hạc, trong khi râu được thiết kế giống hình con rùa. Hai loài sinh vật này đều đại diện cho tuổi thọ. Như vậy, hình ảnh búp bê Daruma tượng trưng cho sự khỏe mạnh và trường thọ.
Không chỉ vậy, với tính cất không bao giờ bị ngã, búp bê Daruma còn là hình ảnh biểu tượng cho ý chí, sự kiên cường, không bao giờ gục ngã trước khó khăn.
4. Hoa sen
Hoa sen là một biểu tượng quan trọng của sự may mắn đối với người dân Hàn Quốc có nguồn gốc từ Phật giáo của đất nước này. Hoa sen mọc trong đầm lầy, tồn tại trong bùn đất, nhưng dẫu vậy, loài hoa này vẫn nở rộ một màu hoa thật thanh thuần tinh khiết và luôn tỏa ngát hương thơm, mùi hương nhẹ nhàng, mềm mại.

Hoa sen được trồng trong chùa, được thêu trên vải và khắc trên tường, cột nhà. Trong thế giới của các vị Thần, Phật, hoa sen là nơi ngụ của họ. Hoa sen là hình ảnh cho sự may mắn, lòng kính trọng và biết ơn. Khi mừng lễ tân gia, khách mời thường mang theo hoa sen để tặng gia chủ như sự ngụ ý rằng gia chủ rất được mọi người yêu quý, trân trọng, và cầu mong cho họ nhiều sự may mắn, tốt lành.
5. Linh vật Haechi
Một biểu tượng văn hóa khác với quan niệm sẽ mang lại may mắn và hy vọng cho người dân Hàn Quốc là Haechi, có hình dáng của một con kỳ lân với sừng giữa đầu. Haechi được coi như một bùa may mắn biểu tượng cho sự tốt lành của Hàn Quốc nói chung và thành phố Seoul nói riêng.
Xem thêm: Khám phá lễ hội bùn Boryeong Hàn Quốc
Với hình dáng của một con kỳ lần, một trong bộ tứ linh luôn được người dân Châu Á tôn thờ: Long, Lân, Quy, Phụng, Haechi được người dân Hàn Quốc tin rằng sẽ mang lại may mắn, bảo vệ họ khỏi những điều xấu xa, và đem đến những điều tốt lành, tươi đẹp cho cuộc sống của họ. Haechi được người dân Hàn Quốc tôn thờ từ hàng trăm năm. Theo truyền thuyết cổ xưa của Hàn Quốc, Haechi là tên của một vị thần bảo vệ công lý và chống lại lửa. Loài kỳ lân này có khả năng dập tắt ngọn lửa và xua đuổi tà ma nên linh vật Haechi thường được đặt ở cửa ra vào của cung điện hoặc công trình nổi tiếng như cung điện Gyeongbokgung, Cổng Gwanghwamun,…
Linh vật Haechi này được ưa chuộng và được người dân tạc tượng khắp nơi như một sự tôn kính và họ coi đó như là bùa hộ mệnh, là linh vật mang lại sự trù phú cho thủ đô, thành phố lớn nhất Hàn Quốc.
6. Mặt nạ truyền thống
Tại những khu chợ lâu đời ở Hàn Quốc, sẽ không thiếu những gian hàng bán những chiếc mặt nạ truyền thống. Những chiếc mặt nạ này có nguồn gốc lịch sử gắn liền với điệu múa mặt nạ cổ truyền “Talchum” và cũng được xem là biểu tượng cho sự may mắn ở Hàn Quốc.

Các loại mặt nạ này có thể được tạo ra từ nhiều loại vật liệu khác nhau, dù vậy dù gỗ luôn là loại phổ biến nhất. Quy trình làm mặt nạ truyền thống đòi hỏi phải đục đẽo gỗ một cách tỉ mỉ và chi tiết mới có thể tạo được thành quả với độ thẩm mỹ cao. Trong những dịp lễ hội địa phương ở Hàn Quốc, phần lớn mọi người thường sử dụng mặt nạ truyền thống để cầu chúc may mắn cho những người dân. Hơn nữa, những chiếc mặt nạ gỗ này ngày nay thường được sử dụng như những tấm bùa may mắn trấn yểm trước cửa nhà, giúp gia chủ xua đuổi những điều xui xẻo, xấu xa và không may mắn.
7. Tượng đá Dol Hareubang đảo Jeju
Tượng đá Dol Hareubang cũng chính là một trong những biểu tượng may mắn của người dân Hàn Quốc, đặc biệt là trên đảo Jeju. Du khách có thể dễ dàng bắt gặp tượng đá Dol hareubang ở khắp nơi khi đến với hòn đảo Jeju.
Người dân địa phương trên đảo tin rằng hình tượng đá Dol Hareubang tượng trưng cho tổ tiên của họ, người Jeju. Những bức tượng đá đặt sừng sững quang đảo với vai trò là người gác cổng làng, bảo vệ người dân. Không chỉ vậy, bức tượng Dol Hareubang còn là vật đánh dấu khoảng cách bởi vì chỉ cần đếm số bức tượng ta sẽ biết được mình đã đi bao xa.

Đặc biệt, những bức tượng trên hòn đảo Jeju còn được phân định giới tính rõ ràng. Người dân địa phương thường gọi là Ông nội và Bà nội. Hơn nữa, họ có quan niệm rằng nếu muốn sinh con trai, người dân Jeju sẽ đặt tay lên mũi Ông nội còn muốn con gái thì ngược lại sẽ đặt tay lên mũi Bà nội. Ngày nay nhiều du khách du lịch Hàn Quốc đến đảo Jeju cũng đặt tay lên mũi Ông nội và Bà nội như một điều may mắn về chuyện sinh con cái của họ.
8. Dancheong
Đối với giới Phật tử Hàn Quốc, Deancheong được coi là một biểu tượng may mắn. Deancheong thường xuất hiện chủ yếu trong kiến trúc của các ngôi chùa Phật giáo ở Hàn Quốc, là những vân hoa rực rỡ và nhiều màu sắc được vẽ trên trần nhà hoặc mái nhà.

Dancheong nhìn chung có 5 màu chính: đỏ, xanh, trắng, đen và vàng. Màu sắc được thiết kế theo nguyên tắc ngũ hành của phương Đông. Chúng đại diện cho sự giác ngộ của con người trên hành trình tương lai và thể hiện niềm vui, sự lạc quan trong cuộc sống.
9. Bok Jori
Nếu ai từng du lịch đến Hàn Quốc dịp Tết chắc chắn sẽ thấy gia đình nào cũng sẽ treo một vật dụng làm bằng tre nứa ngoài cửa hoặc trong phòng. Đây là một trong những truyền thồng độc đáo và lâu đời của người Hàn vào ngày Tết được lưu giữ trong hàng trăm năm qua. Vật dụng đó chính xác là Bok jori, một cái sàng gạo có hình giống một cái xẻng được treo trên tường, góc phòng hoặc treo ngoài cửa trong dịp năm mới. Bok jori thường được trang trí với những sợi dây đầy màu sắc, đồng xu và kẹo đặt bên trong.

Chữ Bok trong tiếng Hàn Quốc có nghĩa là may mắn. Bok Jori được cho là mang lại may mắn và phúc lộc cho gia đình trong năm mới, đồng thời xua đuổi những điều tà ma, xui xẻo. Hiện nay, Bok jori mang rất nhiều ý nghĩa tốt lành với người dân Hàn Quốc. Không chỉ được treo trong dịp Tết, nó còn được dùng làm quà tặng cho các doanh nhân khởi nghiệp, món quà tân gia, thậm chí đồ trang trí trên ô tô.
Trên đây là những tổng hợp của Toàn Cầu Xanh về biểu tượng cho sự may mắn trong quan niệm của người dân Hàn Quốc. Đừng ngần ngại mà hãy liên hệ với Toàn Cầu Xanh để được tư vấn thật chi tiết về lộ trình du học Hàn Quốc sắp tới nhé!
—————————
Thông tin liên hệ:
Học viện Toàn Cầu Xanh – Du Học Toàn Cầu, Kiến Tạo Tương Lai.
Địa chỉ: Tầng 9 Tòa nhà HUD, số 159 Điện Biên Phủ, Phường 15, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.
Hotline: 028 6277 1979
Website: toancauxanh.edu.vn